Blockchain là gì? 10 phút để hiểu blockchain.

Vinh Phan

Updated on:

Hello mọi người, hôm nay sẽ giải thích khái niệm blockchain cho mọi người theo cách đơn giản nhất, mọi người không cần biết về kỹ thuật, không cần biết về ngành công nghệ thông tin, chỉ cần xem hoặc đọc bài viết này đảm mọi người hiểu cơ bản về blockchain. Bắt đầu thôi

Chúng ta sẽ bắt đầu xem hình ảnh này và phân tích một giao dịch

Một giao dịch cơ bản là gì?

Trong hình ảnh, User A đã thực hiện một giao dịch (mượn 10 đồng) với User B. OK, mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu User A trả tiền đúng hẹn ^^, tuy nhiên trường hợp User A không trả thì hãy nhìn xem vấn đề phát sinh ra: User B không có cách nào để đòi tiên của User A bởi giấy tờ 2 bên đều không được ai xác nhận, không có bằng chứng giao dịch này được thực hiện

Kết quả: User B mất toi 10 đồng

Sự cải tiến của giao dịch trên thị trường

Để giải quyết vấn đề này, con người mới nâng cấp quá trình giao dịch lên một cấp độ mới

Nhìn vào sơ đồ trên, mọi người đã thấy việc giao dịch này đã có thêm một User C đứng ra đảm bảo , nghe có hợp lý rồi đó nhỉ, nếu có chuyện gì thì User C này là người chứng minh giao dịch.
Tuy nhiên càng giao dịch thì vấn đề lại phát sinh:

User A này mua chuộc User C như sau: “User C đừng chứng minh giao dịch thì User A sẽ chuyển cho User C 5 đồng, 2 bên đều có lợi”

Kết quả: ông User C này không chứng minh giao dịch nữa để hưởng lợi, User B vẫn mất trắng 10 đồng

Đến đây thì mọi người lại nghĩ sao không đem giao dịch này ra nhà nước, chính phủ để công chứng xác thực. OK nếu như vậy mọi người vẫn đang theo tư duy lối mòn rồi nhé.

Một mô hình giao dịch hiện tại

Hãy tiếp tục xem sơ đồ sau:

Trên sơ đồ ở trên thì giao dịch này đã được đảm bảo bởi một nhà nước, chỉnh phủ lớn -> độ uy tín rất cao.

Đúng nhưng chưa đủ, nếu nhìn rộng vấn đề ra thì vẫn có 1 lỗ hỏng rất lớn đó là:

  • Việc chính phủ này có duy trì được bộ máy trong tương lại hay không (qua lịch sử, có có nhiều tổ chức chính phủ lớn đã sụp đổ)
  • Việc con người trong chính phủ có công tâm, dữ liệu giao dịch có bị thay đổi bởi những người có vai trò lớn trong chính phủ hay không?
  • Việc thảm hoạ đột ngột xảy ra, khiến cho toàn bộ nơi lưu cơ sở dữ liệu của chính phủ bị sụp đổ

Chỉ 3 vấn đề đó thôi có thể làm cho giao dịch của User A và User B biến mất

Kết quả: User B vẫn có khả năng mất trắng 10 đồng

Có thể đến đây mọi người đã hiểu ra vấn đề rồi nhỉ? Chính xác, một giao dịch dù có được đảm bảo bởi một tổ chức lớn vẫn có thể bị mất. Vây từ nhược điểm trên, con người mới đưa ra một kỹ thuật nhắm khắc phục và đó là Blockchain

Mô hình blockchain

Hãy xem mô hình này

Trên hình ảnh, các bạn có thể thấy khi User tạo giao dịch(mượn 10 đồng) với User, thì thời điểm đó, giao dịch đó sẽ được lưu trữ khắp nơi trên thế giới, mỗi điểm lưu trữ là một server (có thể gọi là một node).

Bạn hãy để ý, khi giao dịch đã được lưu đầy đủ lên các node, thì cơ chế xác thực của blockchain mới được thể hiện. Ví dụ 1 hacker xâm nhập vào 1 node, hacker đó thay đổi lịch sử giao dịch của User A và User B thì ngay lập tức tất cả các node trên hệ thống mạng blockchain trên thế giới sẽ thông báo, giao dịch này hiện tại như vậy nhưng node đó lại khác, lập tức blockchain sẽ xác nhận node đang có vấn đế, lịch sử giao dịch sẽ được hoàn trả lại hoặc thông báo node đó đang có vấn đề.

Bạn thấy không, theo như kiến trúc của blockchain, việc đánh cắp thay đổi một giao dịch là điểu hoàn toàn không thể vì số lượng node là rất nhiều, ở khắp nơi trên thế giới. Nếu trường hợp thiên tai trên toàn thế giới khiến cho toàn bộ những node sụp đổ đồng thời thì khi hệ thống mạng blockchain mới sụp đổ. Về lý thuyết điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng đến lúc đó đâu còn, thế giới reset lại từ đầu rồi ^^

 Chưa kể, các bạn hãy xem tiếp sơ đồ dưới đây:

Theo sơ đồ trên, mọi người có thể thấy, bản thân một cá nhân vẫn có thể tạo ra node, điều này giúp hệ thống blockchain này càng lớn lên và khả năng bị sụp đổ của blockchain ngày càng nhỏ.
Đến đây bạn có thể hình dung được blockchain là gì rồi phải không?

Ứng dụng của blockchain

Ủa vậy sẽ có câu hỏi: “Vì sao những cá nhân đó lại tốn tiền tạo ra node làm gì cho mạng blockchain”

Câu trả lời là: “Cá nhân đó sẽ được trả hoa hồng (ở đây là những đồng coin) cho việc tạo và duy trì node, điều này dẫn đến đôi bên cùng có lợi nên blockchain ngày càng phát triển”.

Hỏi tiếp: “Vậy ứng dụng mà blockchain có thể làm gì?”
Trả lời: “Có thể tạo ra một ứng dụng bầu cử thông qua blockchain. Việc mọi người bầu chọn có thể được bí mật, thông số bầu chọn được công khai trên hệ thống và chắc chắn một điều là không ai có đủ khả năng để thay đổi số liệu đó. Điều đó tạo nên một sự công bằng cho mọi người”.

OK không mọi người, chốt lại vấn đề nhé. Blockchain là hệ thống giúp lưu trữ dữ liệu phi tập trung (dữ liệu ở bất kỳ đâu trên thế giới). 

Ưu nhược điểm của blockchain

Và tất nhiên blockchain có ưu điểm như:

  • Dữ liệu được lưu trữ phi tập trung
  • Đảm bảo sự công bằng trong dữ liệu
  • Hạn chế rủi ro của thiên tai

Thì blockchain cũng có hạn chế:

  • Khi thực hiện một giao dịch thì thời gian xử lý khá lâu (vấn đề này đang được cập nhật từng ngày qua các nền tảng layer 2, mình sẽ giới thiệu sau nhé)
  • Việc thay đổi một giao dịch trên blockchain là không thể, vì vậy gây rắc rồi trong việc quản lý (Ví dụ User A sau khi mượn 10 đồng từ User B, sau đó giao dịch tạo xong thì User trả lại 3 đồng, như vậy 2 bên cần phải tạo lại một giao dịch mới).

Xong, bài viết hơi dài nhỉ, hi vọng mọi người khi xem hoặc đọc bài viết có thể hiểu được nó nhé. Cảm ơn mọi người!

Tham khảo:
https://itviec.com/blog/blockchain-la-gi/

Mình sẽ tạo ra một Series về blockchain, hi vọng mỗi bài viết sẽ giúp ích cho mọi người
Blockchain là gì
Vì sao web3 sẽ là tương lai của ứng dụng web
Blockchain wallet là gì, chi tiết từng loại ví trong blockchain
Metamask là gì? Một số tuỳ chỉnh cho metamask để xây dựng ứng dụng phi tập trung
Sự khác nhau cơ bản của coin và token

Viết một bình luận