1. Giới Thiệu
Trong thế giới công nghệ phát triển không ngừng, tự động hóa kiểm thử phần mềm đang trở thành một yếu tố then chốt, góp phần định hình lại ngành công nghiệp phần mềm. Cuộc cách mạng về tự động hóa trong ngành kiểm thử không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật mới, mà còn mang lại những thay đổi đáng kể trong cách chúng ta phát triển, kiểm thử và triển khai phần mềm. Từ việc tăng tốc độ và hiệu quả, giảm thiểu lỗi do con người, đến tiết kiệm chi phí lâu dài, tự động hóa đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành kiểm thử phần mềm
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về kiểm thử tự động, cũng như tìm hiểu về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể ảnh hưởng đến tương lai của kiểm thử phần mềm.
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về kiểm thử thủ công:
Kiểm thử thủ công là quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm bằng cách thủ công từng bước một. Dù phương pháp này tốn nhiều thời gian và nguồn lực, nó vẫn được coi là phương pháp có độ chính xác và linh hoạt cao. Tester có khả năng tự do tìm kiếm và phát hiện các lỗi mà một hệ thống tự động có thể bỏ qua. Điều này làm cho kiểm thử thủ công vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm, đặc biệt là trong các dự án phức tạp hoặc đòi hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của kiểm thử thủ công là khả năng hiểu biết của con người. Tester có thể hiểu sâu hơn về yêu cầu của khách hàng và các trường hợp sử dụng thực tế của ứng dụng, từ đó tạo ra các kịch bản kiểm thử phù hợp và đáng tin cậy. Điều này làm cho kiểm thử thủ công trở nên vô cùng quan trọng trong việc phát hiện các lỗi ẩn mà kiểm thử tự động có thể bỏ qua.
Tuy nhiên, kiểm thử thủ công cũng mang đến một số hạn chế đáng kể. Đầu tiên là chi phí và thời gian. Việc thực hiện kiểm thử thủ công đòi hỏi nhiều nguồn lực, từ nhân lực đến thời gian, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian phát triển sản phẩm. Thứ hai, tính lặp lại của quá trình kiểm thử thủ công cũng là một vấn đề. Với mỗi lần phát triển hoặc cập nhật phần mềm, các bước kiểm thử phải được lặp lại từ đầu, làm tăng thêm thời gian và chi phí.
2.Kiểm Thử Tự Động (Auto Test): Tốc Độ và Tính Lặp Lại
Kiểm thử tự động là quá trình sử dụng các công cụ và kịch bản để tự động hóa việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Phương pháp này giúp tăng tốc độ và giảm sự lặp lại trong quá trình kiểm thử. Các bộ kiểm thử tự động có thể chạy nhanh hơn, kiểm tra nhiều hơn và tạo ra báo cáo tự động, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho các nhà phát triển.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của kiểm thử tự động là tốc độ và tính lặp lại. Một khi đã thiết lập các kịch bản kiểm thử, chúng có thể được thực hiện tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này giúp giảm thiểu thời gian kiểm thử và đảm bảo tính nhất quán giữa các lần kiểm thử. Hơn nữa, kiểm thử tự động cũng giúp giảm thiểu sai sót do con người, đảm bảo chất lượng của quá trình kiểm thử.
Tuy nhiên, kiểm thử tự động cũng mang đến một số hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là khả năng hiểu biết của hệ thống. Trong một số trường hợp phức tạp và không cố định, các công cụ kiểm thử tự động có thể không hiểu được và không thể tương tác một cách tự nhiên như con người. Điều này dẫn đến việc bỏ qua các lỗi hoặc tạo ra các kết quả không chính xác. Hơn nữa, việc triển khai và duy trì các bộ kiểm thử tự động cũng đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực.
Các loại Kiểm thử tự động
- Kiểm thử đơn vị (Unit Testing): Kiểm thử đơn vị là quá trình kiểm tra từng đơn vị code nhỏ nhất của phần mềm để đảm bảo tính chính xác và hoạt động đúng đắn. Đơn vị code có thể là một hàm, một module hoặc một class. Việc kiểm thử đơn vị giúp cho việc phát hiện và sửa lỗi trở nên dễ dàng hơn, cũng như tăng tính chính xác của phần mềm.
- Kiểm thử tích hợp (Integration Testing): Kiểm thử tích hợp kiểm tra khả năng tương tác và tích hợp giữa các thành phần của hệ thống. Bằng cách này, ta có thể phát hiện và khắc phục các lỗi liên quan đến giao tiếp và tương tác giữa các thành phần, đảm bảo tính toàn vẹn và hoạt động đồng bộ của hệ thống.
- Kiểm thử hệ thống (System Testing): Kiểm thử hệ thống kiểm tra toàn bộ hệ thống hoạt động như mong đợi khi đưa vào môi trường sản xuất. Từ đó, ta có thể đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách ổn định và đáng tin cậy trước khi đưa vào hoạt động.
- Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing): Kiểm thử chấp nhận là quá trình kiểm tra tính đúng đắn và đáp ứng yêu cầu của người dùng. Nó được thực hiện bởi người dùng cuối và đảm bảo các tính năng của phần mềm đã đáp ứng chính xác các tiêu chí chấp thuận được đề ra từ ban đầu, dưới góc nhìn của người dùng.
- Kiểm thử hoạt động (Operational Testing): Kiểm thử hoạt động tập trung vào việc đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách đáng tin cậy trong môi trường sản xuất. Bằng cách này, ta có thể phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến hiệu suất, bảo mật và khả năng chịu tải của hệ thống.
- Kiểm thử phi chức năng (Non-functional Testing): Kiểm thử phi chức năng là quá trình kiểm tra các yếu tố không liên quan đến tính năng của phần mềm như trải nghiệm người dùng, hiệu suất, bảo mật, khả năng mở rộng và khả năng tương thích. Điều này giúp đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống trong các tình huống thực tế.
Các loại kiểm thử tự động này thường không đi riêng lẻ mà sẽ được áp dụng phối hợp với nhau để đảm bảo độ bao phủ và chất lượng cao nhất cho phần mềm được phát triển.
Vậy kiểm thử làm những công việc gì:
– Automate TC (ATC): thực hiện các bước trong MỘT kịch bản test, mô phỏng các thao tác của người sử dụng một cách tự động hóa
+ Chuẩn bị test data
+ Thực hiện mô phỏng các thao tác của người dùng trong kịch bản test: viết các script sử dụng các ngôn ngữ hỗ trợ khác nhau.
+ So sánh kết quả thực tế và kết quả mong đợi trong mỗi kịch bản test
+ Cập nhật kết quả test của kịch bản test
+ Thực hiện chạy TOÀN BỘ các kịch bản test (test suite) một cách tự động hóa
+ Report kết quả test.
– Automate automated TC (AATC): thực hiện chạy TOÀN BỘ các kịch bản test (test suite) một cách tự động hóa và report.
+ Chuẩn bị môi trường để test
+ Khởi chạy test suite
+ Report kết quả test.
Kiểm thử tự động bao gồm những quy trình nào:
Để có được một plan hoàn hảo, đòi hỏi việc lập kế hoạch và thiết kế cẩn thận. Và đây là những quy trình được thưc hiện một cách tự động:
– Lựa chọn công cụ kiểm thử: Khi bạn xác định mục tiêu kiểm thử. Bây giờ, lúc bạn chắc chắn mình đang thực hiện loại kiểm tra nào, bạn cần chọn công cụ kiểm thử phần mềm nào. Ưu nhược điểm của từng công cụ? Ngôn ngữ kịch bản nào. Nhân sự hiện tại có quen thuộc với công cụ đó hay không?
-Xác định phạm vi kiểm thử:
+ Khi dự án có một lượng lớn dữ liệu, ta cần xác định những yếu tố sau:
- Có cái nhìn bao quát về các trường hợp thử nghiệm có chức năng chung trên các ứng dụng hay không?
- Xem xét tính khả thi về kỹ thuật
- Xem xét ự phức tạp của các trường hợp kiểm thử
– Lập kế hoạch, thiết kê và phát :
Việc lập kế hoạch, thiết kế và phát triển bao gồm:
+ Phát triển các trường hợp kiểm thử: Thường các bài kiểm tra tự động lớn, phức tạp luôn rất khó chỉnh sửa và gỡ lỗi. Vì vậy nên chia các bài kiểm thử thành nhiều bài kiểm thử đơn giản, logic và nhỏ hơn.
+ Phát triển bộ kiểm thử: Phải bảo đảm rằng các trường hợp thử nghiệm tự động chạy lần lượt mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào. Ta tạo 1 bộ kiểm thử có nhiều trường hợp thử nghiệm, một thư viện và công cụ dòng lệnh chạy bộ kiểm thử.
– Thực thi kiểm thử: Giai đoạn này sẽ dùng các script tự động hóa.
– Bảo trì: Khi những trường hợp kiểm thử được thực thi, ta cần làm báo cáo để ghi lại tất cả các kết quả thử nghiệm. Khi có các chức năng mới ta cần thử nghiệm lại với các chu kỳ liên tiếp, các script tự động nhằm xem xét và duy trì cho các lần thử nghiệm.
Áp dung Auto test khi nào là hợp lý:
- Khi kiểm tra nhiều màn hình trông một thời gian ngắn và gấp.
- Khi gặp các project đã tương đối ổn định, các chức năng đã được xác định và không có khả năng thay đổi lớn
- Khi cần test một lượng lớn data, cần nhiều nguồn nhân lực, cần nhiều môi trường test khác nhau
- Thực hiện load test, và performance test
Các tool automation test phổ biến hiện nay:
–Selenium:
- Dùng để kiểm tra trình duyệt chéo ( cross-browser testing) và tự động hóa kiểm tra trình duyệt web (web-browser test automation).
- Khi dùng tool này, người kiểm tra phải có kỹ năng lập trình nâng cao để viết các kịch bản kiểm tra phức tạp và nâng cao.
- Selenium là một công cụ nguồn mở thường được sử dụng bởi các nhà phát triển và người thử nghiệm, những người thông thạo các ngôn ngữ lập trình như Java, C #, Perl, Python, Scala, Groovy, PHP & Ruby
- Selenium hiện có 3 loại: Selenium Webdriver, Selenium IDE, Selenium Grid. Tùy vào kỹ năng, nền tảng và yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn sử dụng loại Selenium phù hợp.
- Công cụ này phổ biến với tất cả các trình duyệt nổi tiếng hiện tại như Chrome, Mozila Firefox, Microsoft Edge, Apple Safari, Opera. Vì vậy, Selenium chắc chắn là nền tảng cho hầu hết các công cụ kiểm thử phần mềm khác.
–TestComplete: là một nền tảng kiểm thử chức năng cung cấp các giải pháp khác nhau để tự động kiểm thử. Công cụ này sử dụng cho máy tính để bàn, web và các ứng dụng di động. Cung cấp các tính năng sau:
- GUI testing
- Hỗ trợ ngôn ngữ test – JavaScript, Python, VBScript, JScript, DelphiScript, C++ Script & C# Script
- Kiểm thử trình hiển thị
- Kiểm thử theo script (Scripted testing)
- Kiểm thử ghi và phát lại (Test recording and playback)
–Katalon Studio: là một công cụ kiểm thử phần mềm tự động hóa miễn phí được phát triển bởi Katalon LLC. Công cụ này được xây dựng dựa trên các framework tự động hóa mã nguồn mở Selenium, Appium với giao diện IDE chuyên biệt để kiểm tra API, web và thiết bị di động. Nó bao gồm các tính năng sau:
- Kho lưu trữ đối tượng tích hợp, XPath, nhận dạng lại đối tượng
- Hỗ trợ các ngôn ngữ script Java / Groovy
- Hỗ trợ tích hợp cho kiểm thử dựa trên hình ảnh
- Hỗ trợ các công cụ Tích hợp liên tục như Jenkins & TeamCity
- Hỗ trợ Duel-editor Interface
- Quy trình thực thi có thể tùy chỉnh
–Watir: là một công cụ kiểm thử mã nguồn mở được tạo thành từ các thư viện Ruby để tự động kiểm thử ứng dụng web. Công cụ này cung cấp các tính năng sau:
- Kiểm thử bất kỳ ứng dụng web dựa trên ngôn ngữ nào
- Kiểm thử trên nhiều trình duyệt
- Tương thích với các công cụ phát triển theo định hướng kinh doanh như RSpec, Cucumber và Test / Unit
- Kiểm thử các nút, biểu mẫu, liên kết và phản hồi của chúng trên trang web
–Sahi là một công cụ kiểm thử phần mềm tự động hóa áp dụng cho việc test các ứng dụng web. Mã nguồn mở Sahi được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và JavaScript. ung cấp các tính năng sau:
- Thực hiện kiểm thử nhiều trình duyệt cùng lúc
- Hỗ trợ các framework ExtJS, ZK, Dojo, YUI, v.v.
- Ghi lại và phát lại khi test trình duyệt
–Ranorex Studio cung cấp các công cụ tự động hóa testing khác nhau bao gồm việc test tất cả các ứng dụng máy tính để bàn, web và thiết bị di động. ung cấp các tính năng sau:
- Kiểm thử GUI
- Có thể tái sử dụng test code
- Phát hiện bug
- Tích hợp với nhiều công cụ khác nhau
- Ghi và phát lại
3. Selenium là gì? Những điều cần biết về công cụ Selenium Automation Testing
–Selenium là một công cụ miễn phí với mã nguồn mở giúp bạn tự động hóa việc kiểm thử các ứng dụng web trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành khác nhau (Windows, Mac, Linux…).
–Selenium bao gồm những gì:
- Selenium IDE (Selenium Integrated Development Environment): Là tiện ích mở rộng (plugin) cho trình duyệt Firefox, cho phép ghi lại (record) và phát lại (playback) các thao tác người dùng theo một quy trình hoặc kiểm thử kịch bản cụ thể.
- Selenium RC (Selenium Remote Control): Là máy chủ Selenium khởi chạy và điều khiển trình duyệt web từ xa, hỗ trợ kiểm thử ứng dụng web trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành.
- WebDriver: Là API tương tác trực tiếp với trình duyệt web mà không cần thông qua máy chủ trung gian như Selenium RC. WebDriver cung cấp khả năng kiểm soát trình duyệt chi tiết và linh hoạt hơn.
- Selenium Grid: Là hệ thống phân tán cho phép thực thi đồng thời nhiều bài kiểm thử trên nhiều máy tính và trình duyệt khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
– Ưu điểm khi sử dụng: hiện tại có nhiều tool, nhưng Selinum là một cái gì đó khó thay thế và vẫn có nhiều giá trị. Trong lĩnh vực tester, ai cũng biết tới công cụ này và dùng công cụ này để thực hiện công việc test của mình.
+ Hổ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: Java, Python, C#, Ruby, JavaScript và Kotlin
+ Sử dụng tool
+ Dễ sử dụng
+ Hỗ trợ đa trình duyệt
+ Dễ dàng lưu evidence
-Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm:
+ Dễ dàng hết timeout khi đang chay
+ Dễ chiếm dụng hết bộ nhớ
Chúng ta sẽ bắt tay vào tìm hiểu 1 trong 3 thành phần của Selenium
4. Selenium IDE là gì? Install Selenium IDE? Sử dụng Selenium IDE
– Selenium IDE (Selenium Integrated Development Environment): là giải pháp thử nghiệm dựa trên mã nguồn mở.. Selenium IDE là một công cụ ghi lại những thao tác thực hiện trên web. Sau đó những tương tác được ghi lại này có thể phát lại một cách tự động, chúng ta không cần quá nhiều kỹ năng lập trình để sử dụng.
– Các tính năng:
+ Hổ trợ nhiều ngôn ngữ
+ Khả năng tương thích với nhiều trình duyệt
+ Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt
+ Phát lại và ghi lại âm thanh
+ Tính linh hoạt và có khả năng mở rộng
+ Dễ hiểu, dễ thực hiện
+ Mã nguồn mở và free
+ Hiệu suất cao
– Install Selenium IDE: Selenium IDE sử dụng được trên cả Chrome Browser and Mozilla Firefox. Đây là các bước để cài đặt Selenium IDE:
+ Bước 1: Mở browser và tới trang web của Selenium
+ Bước 2: Install Selenium IDE extension trên trình duyệt
+ Bước 3: Cài đặt Selenium IDE extension
– Sử dụng Selenium:
+ Bước 1: Tạo mới project và nhập tên project
+ Bước 2: Tạo mới test case bằng cách click icon ‘+’
+ Bước 3: Nhập URL web mà bạn muốn test
+ Bước 4: Click vào button recording
+ Bước 5: Trỏ tới trang web bạn cần ghi lại và sau đó mở hộp thoại Selenium IDE và tạm dừng ghi, sẽ thấy tất cả các câu lệnh của bạn được lưu
–Playback quá trình thử nghiệm:
+ Bước 1: click icon play để run lại các case đã thử nghiệm
+ Bước 2: Sẽ đánh giá tất cả các case thử nghiệm với bước nào pass hay fail
-Demo Selenium IDE Login
5.Vậy Khi Nào Sử Dụng Kiểm Thử Tự Động Trong Quá Trình Testing
- Regression Testing: một loại kiểm thử phần mềm để xác nhận rằng một tính năng mới được thêm không ảnh hưởng xấu đến các tính năng hiện có.
- Load Testing: kiểm tra hệ thống bằng cách tăng tải liên tục và đều đặn cho hệ thống cho đến khi đạt đến giới hạn ngưỡng. Nó là một tập hợp con của test hiệu năng.
- Performance Testing: bài test được thực hiện để xác định các thành phần của hệ thống đang hoạt động như thế nào trong một tình huống nhất định.
6.Sự Kết Hợp của Auto Test và AI
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra một hướng đi mới cho kiểm thử phần mềm. Công nghệ AI có thể được áp dụng để tự động hóa các tác vụ kiểm thử phức tạp hơn, từ việc tạo ra các kịch bản kiểm thử đến phát hiện lỗi tự động. Bằng cách sử dụng học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các hệ thống kiểm thử có thể hiểu và tương tác với ứng dụng phần mềm giống như con người.
Sự kết hợp của kiểm thử tự động và trí tuệ nhân tạo mở ra một tương lai sáng sủa cho ngành kiểm thử phần mềm. Công nghệ AI có thể giúp tăng cường khả năng hiểu biết và tương tác của các bộ kiểm thử tự động, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu suất kiểm thử. Hơn nữa, việc sử dụng AI trong kiểm thử cũng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời tăng cường khả năng phát hiện các lỗi phức tạp và mới mẻ.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng, việc triển khai công nghệ AI trong kiểm thử cũng đặt ra một số thách thức. Đầu tiên là khả năng huấn luyện và hiểu biết của hệ thống. Việc xây dựng mô hình học máy đòi hỏi dữ liệu lớn và đa dạng, cũng như sự hiểu biết sâu sắc về ứng dụng phần mềm cụ thể. Thứ hai, việc duy trì và cập nhật các hệ thống AI cũng đòi hỏi sự đầu tư liên tục về thời gian và nguồn lực.
7. Kết Luận
Tự động hóa kiểm thử phần mềm đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và tốc độ phát triển phần mềm. Cuộc cách mạng này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn mở ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của sản phẩm. Mặc dù việc triển khai tự động hóa vẫn gặp phải một số thách thức, nhưng với những tiến bộ không ngừng trong công nghệ, tương lai của kiểm thử tự động hóa hứa hẹn sẽ càng thêm sáng lạn. Để bắt kịp xu hướng này, các doanh nghiệp và chuyên gia kiểm thử cần không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng, từ đó tối ưu hóa quy trình và đạt được những thành công bền vững trong hành trình phát triển phần mềm.
Tài liệu tham khảo:
https://reqtest.com/en/knowledgebase/manual-testing-vs-automated-testing/