OK, chào mọi người, tiếp tục trong series blockchain này, mình sẽ giới thiệu về NFT trong blockchain
Để hiểu rõ bài viết này, bạn nên xem những kiến thức sau đây:
– Blockchain là gì
– Vì sao web3 sẽ là tương lai của ứng dụng web
– Blockchain wallet là gì, chi tiết từng loại ví trong blockchain
– Metamask là gì? Một số tuỳ chỉnh cho metamask để xây dựng ứng dụng phi tập trung
– Sự khác nhau cơ bản của coin và token
NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-fungible Token, là loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác. Đây có thể là tài sản ảo hoặc phiên bản mã hóa của tài sản trong thế giới thực. Vì mỗi NFT là duy nhất và chúng KHÔNG THỂ hoán đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Ví dụ: Khi sở hữu các Fungible Token, anh em có thể giao dịch hay trao đổi với người khác vì giá trị của chúng tương đương nhau.
Nhưng các Non-fungible Token thì đại diện cho những vật phẩm hay tài sản có giá trị sưu tầm khác nhau, chính vì thế NFT được ứng dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ, họa sĩ hay nhà phát triển game để token hóa các sản phẩm của mình và biến chúng trở thành duy nhất
NFT hoạt động như thế nào?
Có nhiều khung để tạo và phát hành NFT. Phổ biến nhất là ERC-721 và ERC-1155 trên blockchain Ethereum. BNB Chain có các tiêu chuẩn riêng: BEP-721 và BEP-1155. Không một ai, kể cả người phát hành NFT, có thể sao chép hoặc chuyển NFT khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.
Bạn có thể giao dịch NFT trên các thị trường mở như Binance NFT Marketplace, OpenSea và Treasureland. Các thị trường này giúp kết nối người mua với người bán và giá trị của mỗi NFT là duy nhất. Giá của NFT cũng dễ dàng thay đổi, tùy theo tình hình cung và cầu của thị trường.
Tính chất của NFT
Bởi NFT là cách để lưu trữ các tệp tin trên các blockchain, nên chúng sở hữu các đặc điểm cơ bản của token trên blockchain nói chung và các đặc điểm của NFT nói riêng:
- Tính độc nhất: Các token này là độc nhất, kể cả những người khác có tạo ra những tập tin y hệt thì chúng vẫn khác với những tập tin được tạo ra từ trước đó.
- Tính vĩnh cửu: Sự tồn tại của các token này là vĩnh viễn, kèm theo các thông tin trong token đó ví dụ như các tin nhắn, bức ảnh, âm thanh, hay các dữ liệu,…
- Có thể được lập trình: NFT cũng là các dòng code trên blockchain, và luôn luôn có thể xác minh được tác giả của NFT, kể cả tác phẩm có qua tay bao người sở hữu đi chăng nữa.
- Không cần được cấp phép: Đây là đặc điểm của tùy loại NFT. Nếu NFT đó được tạo ra ở trên một mạng lưới blockchain mở, thì NFT đó cũng thừa hưởng đặc tính của mạng lưới là có thể được truy cập tùy ý.
- Tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có toàn quyền quyết định sở hữu, sử dụng NFT đó.
Các chuẩn token của NFT
Nói về chuẩn phát hành, thông thường ở Ethereum blockchain, các token phổ biến ở ERC-20. Nhưng ở NFT, rất nhiều chuẩn được áp dụng, và nổi bật nhất là ERC-721 và ERC-1155:
- ERC-721: Với mỗi một NFT token mới, nhà phát triển phải triển khai một smart contract mới, điều này gây ra lãng phí tài nguyên và tốn công xây dựng. Ứng dụng: CryptoKitities, CryptoPunks,…
- ERC-1155: Đây là thế hệ cải tiến mới hơn nhưng chưa được phổ biến. Với ERC-1155, nhà phát triển có thể tạo ra cả Fungible và Non-fungible token trong 1 smart contract duy nhất và có thể tạo ra vô số token trên một contract. Ứng dụng: NFT trên nền tảng Enjin.
Định giá NFT
Trước hết, ta cần hiểu rằng NFT được xem là các món vật phẩm dùng để sưu tầm hay như một bức tranh, chứ không phải là dạng token có rất rất nhiều incentives để làm tăng buy demand.
Do đó, việc định giá NFT cũng giống như việc định giá một món đồ quý ngoài đời thật, cứ người nào cảm thấy nó có giá, thì nó sẽ có giá.
Ví dụ: Có rất nhiều bức tranh trừu tượng đáng giá vài nghìn đô nhưng rất ít người hiểu ý nghĩa thật sự của nó.
Ứng dụng trong NFT
Nghệ thuật – NFT art
Các sản phẩm nghệ thuật trên blockchain có thể dễ dàng xác minh chủ sở hữu và tác giả sản phẩm. Các vấn đề về tác phẩm giả, hay quyền sở hữu sẽ được xử lý gọn ghẽ với công nghệ blockchain.
Ví dụ điển hình của NFT trong nghệ thuật, là một bức tranh kỹ thuật số vừa được bán với giá gần 70 triệu đô – giá cao nhất từng được bán.
Các item trong game – NFT Game
Các trò chơi điện tử đã là các dòng code sẵn từ đầu, nên việc đưa các NFT vào các game sẽ vô cùng dễ dàng.
Rất nhiều dự án để sử dụng các game làm đòn bẩy phát triển cho dự án NFT, ví dụ như Axie Infinity – một dự án mô phỏng trò chơi Pokemon tạo ra các NFT Pokemon và cho chúng đánh nhau.
Thẻ giao dịch điện tử
Sorare và NBA Top Shots là hai ứng dụng sưu tập thẻ thể thao hàng đầu. Cả hai đều phục vụ cho các trò chơi thể thao điện tử.
Theo dõi xuất xứ và xác thực thông số kỹ thuật
Trong thế giới thông thường, các sản phẩm nghệ thuật sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để xác minh một tác phẩm có phải bản thật hay không.
Với công nghệ blockchain, thì việc đó trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện.
Ví lưu trữ nFT
Cũng như các token khác, NFT có thể lưu trữ trên ví cá nhân, điển hình là Metamask, Trust wallet…
Cần lưu ý rằng NFT không thể được sao chép hoặc chuyển đổi mà không có sự cho phép của chủ sở hữu – ngay cả bởi nhà phát hành NFT.
Mở rộng
Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách tạo NFT trong môi trường blockchain.